Các mẫu mái lợp mái trồng rau tốt nhất

    Cập nhật: 2022-12-19 11:30:04
    Lượt xem: 559

    Thời tiết là yếu tố quan trọng giúp việc trồng trọt đặc biệt là các loại rau có thể có năng suất cao nhất. Nắm bắt được điều này, rất nhiều hộ gia đình, nhiều cơ sở sản xuất nông nghiệp đã tiến hành xây dựng và lắp đặt nhà kính đặc biệt là nhà kính thủy canh để giải quyết được nỗi lo với biến đổi khí hậu và nâng cao năng suất cây trồng. Các loại tấm lợp lấy sáng được sử dụng để làm nhà kính trong nông nghiệp đặc biệt là để trồng rau có thể kể tới các loại sau:

    I. Tấm lợp nhà kính trồng rau polycarbonate 

    Một trong những tấm lợp mái trồng rau hay mái nhà kính được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp hiện nay là tấm polycarbonate. Sở dĩ sản phẩm này được sử dụng phổ biến nhiều hiện nay là do khả năng tạo ra một môi trường nhiệt độ lý tưởng và ổn định giúp cây trồng phát triển hiệu quả. Một số đặc điểm của tấm lấy sáng làm mái trồng rau Polycarbonate bao gồm:

    • Khả năng lấy sáng tốt, có thể lên đến 89 – 93%, tùy thuộc vào từng nhu cầu lấy sáng mà lựa chọn độ dày, cũng như màu sắc sản phẩm sao cho phù hợp. 
    • Trọng lượng sản phẩm nhẹ, chỉ bằng ⅓ trọng lượng thủy tinh có cùng độ dày, thuận tiện và đảm bảo cho việc vận chuyển, thi công lắp đặt.
    • Khả năng chống chịu tốt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, có thể chống va đập gấp 200 lần so với kính, thích hợp với các khu vực thường xuyên có mưa, gió lớn.
    • Có khả năng chống thấm, chống ẩm cao, hạn chế nấm mốc không thể phát triển trên bề mặt sản phẩm giúp giữ cho nhà kính luôn sạch sẽ.
    • Có khả năng cách nhiệt tốt, giữ cho nhiệt độ của môi trường bên trong luôn ổn định, được biệt có hiệu quả tốt với những khu vực quá lạnh hoặc quá nóng.
    • Được sản xuất với một lớp chống tia UV đặc biệt giúp ngăn cản được những ảnh hưởng của tia cực tím đến sự phát triển của cây trồng. 

    II. Tấm lợp nhà kính trồng rau Composite

    Tấm lợp lấy sáng Composite cũng là sản phẩm được sử dụng để làm mái lợp nhà kính hay để lợp mái trồng rau. Được sản xuất theo công nghệ mới mang lại đàn hồi kết hợp với khuôn và áp lực từ đó sản phẩm có độ bền bỉ và chịu lực tốt. 

    Đặc điểm của tấm lợp mái Composite:

    • Có thiết kế và đặc điểm gần như tương tự tấm lợp lấy sáng Polycarbonate ở trên, khả năng lấy sáng từ 85 – 90%
    • Cung cấp được đầy đủ ảnh sáng, độ ẩm, nhiệt độ cho cây trồng tổng hợp có thể có chất diệp lục, hấp thụ năng lượng và thực hiện quá trình quang hợp của rau xanh. 
    • Có độ bền 20 năm, tính đàn hồi tốt, chịu lực, tải cao, va đập tốt, chống chịu tốt với những tác động của điều kiện thời tiết.
    • Không bị ăn mòn bởi hóa chất như acid, không bị oxy hóa, mài mòn thường được dùng làm mái che, tấm lợp cho các nhà kính trồng rau. 
    • Có 2 kiểu mái là lượn sóng hoặc phẳng đa dạng để khách hàng lựa chọn, tùy vào mục đích sử dụng mà lựa chọn kiểu dáng phù hợp.
    • Chống chịu tốt trong điều kiện nhiệt độ từ âm 30 đến 120 độ C, có lớp phủ để chống tia UV giúp cây trồng phát triển tốt.

    III. Lợp nhà kính trồng rau bằng chất liệu kính

    Kính cũng là loại vật liệu làm nhà kính trồng rau truyền thống thường được sử dụng. Trước đây, kính là loại duy nhất được sử dụng để làm nhà kính bởi khả năng chống chịu tốt trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Tuy nhiên, kính lại không phù hợp với những nơi thường xuyên có bão hay gió lớn như miền Trung và miền Bắc vì rất dễ vỡ.

    Ưu điểm của kính:

    • Khả năng bắt sáng cao có thể lên tới 95%
    • Có thể chịu được tác động của môi trường và tránh làm hại đến rau trồng
    • Nhiệt độ bên trong nhà kính tương đối ổn định.

    Nhược điểm của kính:

    • Chỉ có thể xây dựng quy mô nhỏ vừa phải mà chi phí lại quá cao.
    • Dễ vỡ, khả năng chịu va đập không cao.
    • Có trọng lượng nặng, lúc vỡ có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng.

    IV. Lợp mái nhà kính trồng rau bằng màng nhựa PE

    Đây là vật liệu làm nhà kính để trồng rau phù hợp với những mô hình có thời gian canh tác ngắn hạn bởi tuổi thọ của màng nhà kính PE thường không quá cao chỉ từ 1- 2 năm.  

    Ưu điểm:

    • Khả năng chống lại sự ngưng tụ tốt.
    • Có thể ngăn chặn được sự bám bẩn của bụi.
    • Truyền ánh sáng vào trong nhà kính trồng rau tốt.
    • Giá cả phải chăng hợp túi tiền.

    Nhược điểm:

    • Tuổi thọ của mái lợp chỉ kéo dài từ 2 tới 3 năm.
    • Dễ bị ảnh hưởng bởi sự tác động của tia cực tím truyền xuống.
    • Dễ bị rách bởi các tác động mạnh như gió bão.
    • Không phù hợp ở những khu vực có điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở miền Bắc và miền Trung.

    V. Nên chọn chất liệu nào làm mái lợp trồng rau thì tốt nhất? 

    Như những phân loại ở trên, ta có thể thấy rằng nhà kính để trồng rau được làm từ nhiều vật liệu khác nhau. Tuy nhiên cho đến hiện tại, tấm lợp thông minh polycarbonate là sản phẩm được sử dụng nhiều nhất với các ưu điểm sau:

    1. Khả năng lấy sáng tốt, giúp rau xanh dễ quang hợp 

    Tấm lợp poly có khả năng lấy sáng cao, chỉ thua những tấm kính truyền thống bình thường với mức độ khá thấp từ 5 – 10%. Sản phẩm có màu sắc đa dạng, nên người sử dụng dễ dàng có thể điều chỉnh mức độ ánh sáng chiếu vào cây trồng. 

    2. Khả năng chống tia UV của sản phẩm cao 

    Điều này cho phép ánh sáng cho cây trồng có thể phát triển mà không bị gây hại bởi tia UV.

    3. Độ bền của mái lợp cao

    Khắc phục hạn chế của tấm kính và màng nhựa nên tấm lợp poly có khả năng chịu va đập mạnh, chịu được lực gấp 250 lần so với kính và hơn 20 lần so với kính cường lực.

    4. Thi công dễ dàng, nhanh chóng thuận tiện

    Sản phẩm có trọng lượng nhẹ, chỉ bằng ⅛ so với chất liệu kính cường lực thông thường, nên việc di chuyển và thi công, lắp đặt thuận lợi.

     
    Các bài viết khác